Nên làm cầu thang gỗ hay kính – 3 cách thiết kế cầu thang biệt thự đẹp. Trong thời đại hiện nay thì cầu thang đang là một trong những bộ phận được người thiết kế cũng như chủ đầu tư quan tâm nhất. Vì thế cầu thang ngày càng đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Nó được đặc biệt quan tâm vì cầu thang là bộ phận không thể thiếu trong không gian nội thất nhà cao tầng. Rất nhiều chủ đầu tư đang phân phân nên làm cầu thang gỗ hay kính cho các căn nhà hiện đại.
Vậy cầu thang kính có đắt không? Cùng Thịnh Phát Window tham khảo bài viết dưới đây để có những sự lựa chọn chính xác nhất cho không gian nhà ở của mình nhé.
Lý do gia chủ nên làm cầu thang gỗ hay kính.
Cầu thang gỗ, cầu thang kính hay inox là phương tiện để kết nối không gian giữa các tầng với nhau. Tùy thuộc vào sở thích, cũng như kiến trúc ngôi nhà hay thời tiết khí hậu mà gia chủ nên làm cầu thang gỗ hay cầu thang kính. Tuy nhiên mỗi cầu thang lại có những đặc điểm, cũng như ưu – nhược điểm riêng.
Ví dụ như những mẫu cầu thang gỗ vẫn luôn chiếm được sự yêu thích của nhiều chủ đầu tư. Tuy nhiên nó lại có giá cả khá đắt đỏ nên nhiều chủ đầu tư chuyển sang lựa chọn những mẫu cầu thang kính vừa phù hợp với túi tiền lại phù hợp với nhiều không gian sống hiện đại ngày nay.
Làm cầu thang gỗ đẹp – nên làm cầu thang gỗ hay kính?
Cầu thang gỗ được coi là một loại cầu thang truyền thống được sử dụng nhiều trong thiết kế nhà ở từ kiến trúc cổ điển, tân cổ điển cho đến kiến trúc hiện đại mang lại sự ấm áp cho ngôi nhà. Nó có ưu điểm là thi công rất nhanh, phù hợp với nhiều địa hình, diện tích do chất liệu gỗ dễ chạm khắc.
Không thể phủ nhận được tính thẩm mỹ của cầu thang gỗ. Đây cũng là lý do nhiều người phải đắn đo nên làm cầu thang gỗ hay kính dù nó chênh lệch nhiều về giá cả. Với màu sắc tao nhã, nhẹ nhàng, cầu thang gỗ mang một vẻ đẹp sang trọng cổ xưa, tự nhiên, thoải mái và gần gũi nhất.
Tuy nhiên nếu để trả lời cho câu hỏi nên làm cầu thang kính hay gỗ thì chúng tôi xin trả lời rằng mỗi loại sẽ có một vẻ đẹp khác nhau, quan trọng là bạn yêu thích vì đây là ngôi nhà của bạn. Chỉ khi yêu thích nó thì bạn mới có một cuộc sống thật sự thoải mái mà không phải chạy đua với thị trường.
Các loại cầu thang gỗ có phần thịt gỗ chắc chắn, dẻo dai nên nó có tuổi thọ cao nếu tránh được các tác nhân gây hư hại như thường xuyên gặp nước, hay mối, mọt,…Tuy nhiên nếu sử dụng những loại gỗ có giá thành rẻ, chất lượng kém, không đảm bảo thì gỗ có thể bị mối, mọt, dễ gẫy, cháy vì chịu nhiệt kém.
Cầu thang kính cường lực – nên làm cầu thang gỗ hay kính?
Kính ở cầu thang thường được sử dụng chất liệu tốt, dày với độ cường lực cao. Chính vì thế người dùng có thể yên tâm sử dụng bởi độ bền và khả năng chịu lực cao của loại cầu thang này.
Việc sử dụng kính trong suốt nhìn thì có vẻ khá nguy hiểm tuy nhiên nó lại mang lại nhiều lợi ích cho ngôi nhà: Kính trong suốt ở cầu thang sẽ giúp không gian được mở rộng, giảm sự bí bách lại mang lại cho ngôi nhà một vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và đẳng cấp hơn.
Tuy nhiên thời gian lắp đặt cho loại cầu thang kính sẽ khá lâu so với các loại cầu thang khác. Vì vậy câu hỏi nên làm cầu thang gỗ hay kính còn tùy thuộc vào sở thích của từng gia chủ.
Lan can cầu thang inox
Đây cũng là một trong những loại cầu thang đang hot nhất trên thị trường hiện nay. Cầu thang inox có vẻ ngoài sáng bóng, độ bền lại cao, quá trình lau dọn dễ dàng đang chiếm được cảm tình của nhiều chủ đầu tư.
Bên cạnh đó lan can bằng inox không bị han gỉ do thời tiết, hay khí hậu, kể cả khi sử dụng ở môi trường biển. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là sẽ dễ bị biến dạng hay lồi lõm khi chịu lực va đập mạnh.
Mỗi loại cầu thang sẽ có những ưu điểm hay nhược điểm khác nhau. Để lựa chọn nên làm cầu thang gỗ hay kính thì còn phụ thuộc vào phong thủy, thiết kế. Cũng như sở thích của từng gia chủ mà có thể lựa chọn. Được cho ngôi nhà mình loại cầu thang phù hợp nhất.
Cầu thang kính đẹp có đắt không?
Hiện nay cầu thang kính đang được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất. Đây là loại cầu thang mang lại cho ngôi nhà một không gian sống hiện đại. Sang trọng và rộng rãi, đem lại cho ngôi nhà một sự mới mẻ. Với các tấm kính trong suốt sẽ khiến không gian trong ngôi nhà trở nên thoáng và rộng rãi hơn.
Thành phần cầu thang kính bao gồm chủ yếu là kính với những tấm kính cường lực 10mm. Với kích cỡ 10mm đủ để chịu lực cho cầu thang. Mang lại tính thẩm mỹ và vừa vặn với chân trụ và tay vịn gỗ. Kính thường được chiếm đến 50% giá thành cầu thang.
Mỗi đơn vị thiết kế sẽ có một báo giá khác nhau. Nhưng thông thường giá thành một cầu thang kính bao gồm cả chi phí vật tư kính, chân trụ, tay vịn, công thợ sẽ có giá từ 1.200.000 VNĐ đến 1.700.000 VNĐ/md. Vậy cầu thang kính hay gỗ rẻ hơn? Theo phân tích ở trên thì cầu thang kính có giá thành cao hơn cầu thang gỗ, hay sắt, inox.
Phân loại cầu thang kính cường lực
Cầu thang kính có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích và ý tưởng riêng của mình.
Theo cấu tạo cầu thang kính ta có thể phân cầu thang kính cường lực thành những loại sau:
- Cầu thang kính cường lực có tay vịn
- Cầu thang kính cường lực không có tay vịn
- Cầu thang kính cường lực tay vịn inox
- Cầu thang kính cường lực tay vịn gỗ
Theo hình dáng cầu thang kính ta phân chia cầu thang kính cường lực thành 2 loại đó là cầu thang thẳng và cầu thang cong. Việc lựa chọn sử dụng 1 trong 2 kiểu này còn phụ thuộc vào không gian sử dụng trong từng ngôi nhà. Tuy nhiên mỗi kiểu cầu thang lại mang đến cho không gian những ưu điểm khác nhau. Nếu như cầu thang cong khá phù hợp với những không gian nhỏ có lợi thế về chiều cao thì các mẫu cầu thang thẳng sẽ tạo cho không gian vẻ đẹp sang trọng, hiện đại.
So sánh giá cầu thang gỗ và inox
Cầu thang gỗ khá phù hợp với những căn nhà có diện tích lớn. Không bị hạn chế về không gian và những gia đình yêu thích sự cổ điển. Các kiểu cầu thang gỗ hiện nay phổ biến như cầu thang thẳng. Cầu thang uốn cong, cầu thang dây cáp, cầu thang xương cá…
Tuy nhiên giá thành của loại cầu thang gỗ này khá cao hơn các loại cầu thang khác. Nếu gia đình bạn muốn tìm kiếm loại cầu thang có giá mềm hơn. Thì có thể lựa chọn loại cầu thang inox hoặc nhôm.
Những ngôi nhà có phong cách truyền thống rất ưa chuộng thiết kế cầu thang gỗ. Nó sẽ tạo nên một vẻ đẹp cổ kính. Làm nổi bật phong cách cho toàn bộ không gian trong ngôi nhà. Tuy nhiên các mẫu nhà hiện đại cũng có thể sử dụng cầu thang gỗ. Với những kiểu tạo hình hiện đại đơn giản hơn.
Còn đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ vẫn có thể lựa chọn cầu thang gỗ. Không nên co diện tích cầu thang. Việc xây dựng cầu thang vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu. Về chiều ngang để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Cầu thang cho biệt thự đẹp
Như chúng tôi đã nói ở trên thì cầu thang chính là phương tiện giao thông. Để lên xuống giữa các tầng trong ngôi nhà. Hay nói cách khác nó chính là nơi chuyển giao giữa các tầng. Các mẫu cầu thang cho biệt thự không chỉ làm tăng lên sự sang trọng. Và còn thể hiện sở thích và cá tính riêng của chủ đầu tư.
Hiện nay các mẫu biệt thự thường được thiết kế cao tầng. Để đảm bảo đủ không gian sống và công năng tiện nghi cho mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy các mẫu cầu thang trong biệt thự ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, màu sắc,…
Với những mẫu cầu thang đẹp lựa chọn. Bạn cũng nên chọn cho bản thân một mẫu nhà để xứng tầm với các thiết kế cầu thang chúng tôi giới thiệu. 155 Bản vẽ thiết kế biệt thự sẽ là những sự lựa chọn phù hợp cho những mẫu cầu thang chúng tôi giới thiệu.
Trên đây Thịnh Phát Window đã giới thiệu đến quý vị và các bạn. Một số mẫu cầu thang biệt thự đẹp và hướng dẫn quý vị nên làm cầu thang gỗ hay kính. Hi vọng sau bài viết này. Quý khách hàng sẽ có thêm những ý tưởng độc đáo cho không gian cầu thang của nhà mình.
TRỤ SỞ TP.HCM:
- Trụ sở chính: 349/30/22, TX14, khu phố 7, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
- Showroom & xưởng SX tại HCM: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:
- Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
- Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
Điện thoại: 02822 117 112
Hotline: 0901 003 112
Website: thinhphatwindow.com.vn
Youtube: Thịnh Phát Window