fbpx

Các hư hỏng thường gặp ở cửa trượt lùa và cách khắc phục

Hiện nay, cửa trượt lùa đã trở thành một phần thiết yếu trong thiết kế nội thất hiện đại. Với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau, cửa trượt lùa cũng đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ tổng thể của không gian sống và làm việc. Tuy nhiên, sẽ có lúc cửa sẽ gặp trục trặc trong quá trình sử dụng. Theo thời gian, cửa trượt lùa thường hay gặp trục trặc về đường ray, bánh xe, hệ thống khóa,… Để khắc phục các vấn đề đó, mời các bạn hãy cùng tham khảo “Các hư hỏng thường gặp ở cửa lùa và cách khắc phục” qua bài viết dưới đây.

Cửa trượt lùa là cửa gì?

Định nghĩa cửa trượt lùa

Tùy theo cách gọi của từng địa phương, cửa trượt lùa có nhiều tên gọi khác nhau. Cái tên được sử dụng phố biến nhất là cửa mở trượt hay còn gọi là cửa lùa.  Một số địa phương còn gọi là cửa đẩy ngang, cửa kéo ngang… Là loại cửa trượt trên thanh ray cố định khi chúng ta thực hiện kéo mở hoặc đóng cửa. Thông thường, nó mở song song với tường. Những cánh cửa này có thể được gắn trên đầu đường ray hoặc được treo trên đường ray phía trên. Tùy vào thiết kế, cửa có thể kéo về bên phải hoặc bên trái không gian lắp đặt. Cửa trượt lùa là thiết kế thông minh, giúp hạn chế được va đập, có độ bền và sức chống chịu rất tốt.

Ứng dụng cửa trượt lùa

Hiện nay,cửa trượt lùa được sử dụng rộng rãi trong các công trình công nghiệp lẫn dân dụng. Nó là giải pháp hiệu quả cho các công trình nhà ở có diện tích nhỏ cần tiết kiệm không gian. Vì thế, nó hay được dùng làm cửa sổ, cửa đi, cửa thông phòng ở chung cư, nhà phố trên nhiều quốc gia nhiều quốc gia.

Cửa trượt đáp ứng được đặc điểm quan trọng trong thiết kế nội thất của cuộc sống hiện đại ngày nay. Cửa trượt làm cho căn nhà trở nên mới lạ, và rộng rãi sáng sủa, giúp tận hưởng trọn vẹn phong cảnh và ánh nắng.

Ưu điểm cửa trượt lùa

Về thẩm mỹ

Đa số cửa trượt lùa đều được thiết kế đơn giản, thanh lịch. Cửa mang nét trang nhã, hiện đại giúp mở rộng không gian, tạo được tầm nhìn bao quát cho cả căn phòng. Vì vậy, cửa là sự lựa chọn phù hợp với các công trình yêu cầu tầm nhìn rộng.

Hơn nữa, cửa còn cách âm, cách nhiệt rất tốt nếu sử dụng chất liệu tương đương làm cửa.

Về độ an toàn

Tránh được nguy cơ gió đập mạnh và thấm nước vào nhà. Bên cạnh đó còn chịu được độ rung, chịu nén và chịu lực và những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

Về độ thuận tiện

Cửa đóng mở dễ dàng, không mất nhiều sức khi thực hiện đóng mở cửa. Việc lau chùi, vệ sinh cũng dễ dàng hơn.

Tối ưu tiết kiệm chi phi

Phải kể đến khả năng tiết kiệm điện năng của loại cửa trượt lùa này. dễ dàng hơn và chi phí bảo dưỡng thấp. Thiết kế cửa tạo ra sự kín khít tuyệt đối nên tạo được sự cản trở sự lưu thông khí giữa bên trong và bên ngoài căn phòng. Không khí lạnh do sử dụng điều hòa sẽ không bị tràn ra ngoài. Từ đấy, tiết kiệm được lượng điện năng sử dụng, giảm hao tốn điện năng. Đồng nghĩa với việc góp phần tiết kiệm chi phí tiền điện cho gia đình

Nhược điểm

Đối với những cửa sổ trên cao thì việc vệ sinh cũng có đôi chút bất tiện. Mặt ngoài cửa sẽ là vấn đề phát sinh c ản trở quá trình vệ sinh. Một lời khuyên đến bạn chính là nên đầu tư dụng cụ vệ sinh cho khu vực cửa trên cao. Mặt ngoài vệ sinh khá khó khăn và nguy hiểm, dụng cụ vệ sinh thông minh sẽ giúp bạn giảm bớt vất vả.

Khe rãnh đường ray và góc phía trong khung cửa cũng dễ tích tụ bụi bẩn. Cửa mở lùa dễ dàng để lại dấu vân tay khi chúng ta thường hay có thói quen mở cửa bằng cách dùng tay đẩy vào bề mặt kính

Hư hỏng thường gặp ở cửa trượt lùa

Hư hỏng thường gặp ở cửa trượt lùa thông thường chỉ có một tình trạng, đó là kẹt cửa. Song, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt cửa lại rất nhiều. Trước khi tìm hiểu về cách sửa cửa lùa bị kẹt, chúng ta cần hiểu được nguyên nhân nào dẫn đến lỗi vận hành ở cửa lùa.

Nguyên nhân làm cửa lùa bị kẹt

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cửa trượt lùa. Cùng Thịnh Phát tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhé

Cửa trượt khỏi đường ray

Nếu bạn vận hành cửa trượt với lực quá mạnh, nó có thể bị trượt ra khỏi đường ray. Hư hỏng này là do các vít điều chỉnh ở trên cùng hoặc dưới cùng sẽ bật ra. Điều này sẽ khiến cửa trượt lùa khó đóng mở, thậm chí là kẹt cứng.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua cửa nhôm Xingfa sang xịn mịn 

Đường ray hỏng

Khi sử dụng thường xuyên, cửa trượt có thể tích tụ bụi bẩn, tóc và rỉ sét trong các rãnh. Đây là điều hoàn toàn bình thường trước thời gian. Những thứ này sẽ làm tăng ma sát giữa đường ray gây ra việc vận đóng cửa gặp nhiều khó khăn.

Con lăn bị hỏng

Các con lăn bị mòn gây ra rối loạn hoạt động của cửa trượt lùa. Nếu con lăn bị gãy hoặc sứt mẻ, chúng sẽ không lướt trên đường ray. Bên cạnh đó, nếu không được kiểm soát, các con lăn bị hỏng cũng có thể làm hỏng đường ray.

Hệ thống khóa bị lỗi

Một số cửa trượt lùa được trang bị hệ thống khóa để đảm bảo an ninh. Trong trường hợp cửa bị lệch, bị sập hoặc căn chỉnh không tốt có thể kéo theo lỗi hệ thống khóa. Cơ chế khóa rất dễ bị hỏng, điều này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nguy hiểm hơn nó còng làm ảnh hưởng đến sự an toàn của những người sống trong nhà trong một số trường hợp khẩn cấp.

Xem thêm: Cách xử lý ổ khóa cửa kính cường lực bị hư hỏng, gãy chìa 

Cửa bị kẹt do bánh xe bị bào mòn

Bánh xe là vị trí chịu ma sát thường xuyên trong quá trình vận hành cửa. Do vậy mà việc bánh xe bị bào mòn đi là điều xảy ra sau một thời gian sử dụng. Bánh bị mòn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quy cách đóng mở của cửa.

Bánh xe bị kẹt, không xoay được

Nếu bánh xe không được vận hành thường xuyên hoặc vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên cũng có thể gây ra hư hỏng khiến cửa khó đóng mở. Nguyên nhân dễ gặp phải nhất chính là bánh xe bám quá nhiều bụi nên khó vận hành. Ngoài ra cũng có thể phụ kiện bánh xe của cửa trượt lùa nhà bạn là hàng kém chất lượng. Phụ kiện “đểu” sau thời gian ngắn sẽ xảy ra tình trạng han gỉ, lỏng lẻo mà bạn đang thấy.

Cửa bị kẹt vật cản trong đường ray

Do thanh ray chủ yếu được đặt phía bên dưới sát nền nhà nên vấn đề trên thanh ray có vật cản là điều thường xuyên xảy ra. Hoặc những thanh ray ít khi được vệ sinh sạch sẽ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành của cửa. nếu không xử lý kịp thời, đường ray sẽ bị cong vênh và gây ra các hư hỏng nặng hơn cho cửa

Cách sửa cửa lùa bị kẹt

Nếu như cửa trượt lùa của nhà bạn đang bị kẹt, bạn hoàn toàn có thể tự mình sửa chữa nó mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị thi công lắp đặt. Cách sửa cửa lùa bị kẹt cũng rất đơn giản, bạn có thể tham khảo ngay bên dưới.

Vệ sinh, làm sạch đường ray cửa trượt lùa

Để đảm bảo hoạt động trơn tru, việc bảo dưỡng cửa trượt thường xuyên là cần thiết. Các đường ray phải sạch sẽ, thông thoáng để kéo trượt dễ dàng. Với các mảnh vụn có thể dùng máy hút bụi hoặc loại bỏ khỏi rãnh phía dưới bằng bàn chải. Sau khi vệ sinh bụi ẩn, vật cản hãy lau lại bằng chất tẩy rửa có cồn. Hệ thống thanh ray sẽ trở về hiện trạng tốt như mới.

Bôi trơn đường ray

Nếu đường ray bị tắc nghẽn, nó sẽ không hoạt động trơn tru. Đối với các chốt gãy cũng vậy. Đối với những vấn đề như vậy, bôi trơn có thể giúp chúng hoạt động trở lại. Đối với cửa trượt, chất bôi trơn silicone hoạt động tốt nhất. Chúng hút và giữ ít bụi bẩn hơn, mang lại khả năng vận hành trơn tru.

Vệ sinh và bôi trơn bánh xe

Bước 1: Dùng 2 tay nâng đều 2 bên cánh cửa. Khi đã nâng lên hết cỡ, cẩn thận đưa phần dưới cánh cửa ra ngoài.
Bước 2: Đặt cửa tại vị trí thuận tiện cho việc sửa chữa bánh xe. Lưu ý nên lót miếng vải hoặc xốp tại những điểm tiếp xúc trực tiếp giữa cửa và nền đặt cánh cửa.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh bánh xe

Lấy dụng cụ vệ sinh như chổi quét bụi, bàn chải quét bụi bẩn bám trên bánh xe. Dùng máy hút bụi vệ sinh các vị trí vừa quét, hút bụi trên thanh ray. Sau đó, sử dụng dầu mỡ bôi trơn chuyên dụng cho vào phần bôi trơn của bánh xe.
Bước 4: Lắp lại cửa bằng cách đưa phần bên trên cửa vào ray bên trên trước, bên dưới vào sau.

Trong trường hợp bánh xe bị bào mòn và biến dạng, bạn nên thay mới phụ kiện này cho cửa. Thịnh Phát Window mách bạn nếu chọn đơn vị uy tín để lắp đặt bánh xe chính hãng.

Căn chỉnh lại các cửa

Để căn chỉnh lại, hãy tháo cửa trượt ra khỏi rãnh và lắp lại. Bây giờ, hãy căn chỉnh các con lăn trên cùng trước và sau đó, đặt phần dưới cùng của cánh cửa trên đường ray trong khi đẩy mặt trước của cánh cửa lên trên đường ray. Để di chuyển, bạn có thể xoay các vít ở trên cùng. Khi đã vào vị trí, hãy đảm bảo điều chỉnh lại các vít và cửa trượt của bạn sẽ được căn chỉnh lại.

Điều chỉnh con lăn cửa lùa

Nếu con lăn của cửa trượt lùa không đúng hướng, chỉ cần điều chỉnh các vít dưới cùng giữ các con lăn tại chỗ. Xoay các vít theo chiều kim đồng hồ để nâng cửa và ngược chiều kim đồng hồ để hạ cửa. Cuối cùng, hãy đảm bảo điều chỉnh cả hai bên cửa đồng đều.

Kết luận

Hi vọng rằng với những cách sửa cửa trượt lùa mà Thịnh Phát vừa chia sẻ có thể giúp bạn xử lý được các vấn đề của cửa lùa nhà mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, tốt hơn hết bạn nên tìm sự trợ giúp các đơn vị cung cấp cửa để có cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn.

cuaLuaVanGo

Xem thêm: Báo giá các mẫu cửa lùa chính hãng đẹp nhất 2023

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

TRỤ SỞ TP.HCM:

Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.

CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:

Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.

Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.

Điện thoại: 02822 117 112

Hotline: 0901 003 112

Youtube:

Thịnh Phát Window

Facebook:

Thịnh Phát Window